Liên kết đỉnh cột bê tông với kèo thép: nên để ngàm hay khớp?

LIÊN KẾT ĐỈNH CỘT BÊ TÔNG VỚI KÈO THÉP: NÊN ĐỂ NGÀM HAY KHỚP ??

Việc lựa chọn phương án nào hoàn toàn do người kỹ sư thiết kế chỉ định dựa vào trình độ và kinh nghiệm của mỗi người chứ không có bắt buộc.

Tuy nhiên mỗi phương án có các ưu nhược điểm khác nhau mình xin liệt kê ra 1 số dưới đây để mọi người có thể so sánh lựa chọn cho phù hợp và kinh tế.

1. Liên kết ngàm đỉnh cột bê tông

  • Ưu điểm:
  • Giảm độ võng kèo

  • Giảm tiết diện kèo thép, giảm khối lượng kết cấu thép

  • Chân cột bê tông không nhất thiết phải ngàm với móng

  • Nhược điểm:
  • Cột bê tông có thể phải mở rộng phần đỉnh cột để đủ chỗ bố trí bulong neo, dẫn đến thi công cột bê tông khó hơn

  • Bulong neo trên đỉnh cột nhiều khó khăn trong việc lắp đặt và định vị bulong neo.

  • Khi có sai số rất khó chỉnh sửa nên thi công cần cẩn thận vàgiám sát chặt chẽ hơn.

  • Cột bê tông chịu mô men lớn , tiết diện cột và móng lớn

2. Liên kết khơp đỉnh cột bê tông

  • Nhược điểm:
  • Độ võng kèo lớn , với nhịp lớn thường không đảm bảo

  • Tiết diện kèo thép to , khối lượng kết cấu thép lớn

  • Chân cột bê tông nhất thiết phải ngàm với móng

  • Cột bê tông có thể chịu momen nhiều hoặc ít tùy vào việc có giải phóng chuyển vị ngang đuôi kèo hay không. Nếu giải phóng thì cột bê tông sẽ chịu mô men rất bé và tiết diện cột móng nhỏ.

  • Ưu điểm:
  • Cột bê tông không cần mở rộng phần đỉnh cột thi công cột bê tông dễ dàng hơn.

  • Bulong neo trên đỉnh cột ít dễ dàng trong việc lắp đặt và định vị bulong neo.

  • Khi có sai số dễ chỉnh sửa .

Nguồn: Fb Đỗ Văn Hiệp