Đấu thầu Long Thành

Đấu thầu Long Thành

Ngày tôi gặp thầy tôi trong nghề, ông vừa mất. Ông dạy tôi rằng, nếu mày muốn chắc chắn, mỗi ngày hãy đọc 30p cập nhật về luật, vài năm mày sẽ như tao. Ổng đọc Công báo, còn tôi đọc Thư viện pháp luật. Đến hôm nay đã là gần 21 năm tôi duy trì nó.

Với tôi, đầu tư công nói riêng, kinh tế vĩ mô nói chung, là điều tôi quan tâm nhất. Thậm chí còn hơn cả các con mình.

Cách đây 10 năm, tôi đã nói về ODA và đầu tư công. Thứ mà tôi có kinh nghiệm 13 năm, và khởi đầu cách đây 23 năm.

Cách đây 7 năm, tôi đã nói về BOT và đầu tư công. Thứ mà tôi có trải nghiệm cách đây 23 năm, và là người đầu tiên lập dự án đầu tư BOT theo nghị định 96/1997 của thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Cách đây 4 năm, tôi đã nói về dòng vốn cho đầu tư công và điểm nghẽn của nó nên tháo thế nào.

Tôi đã từng nói 3 điểm nghẽn đầu tư công, ngay sau khi bắt anh Thăng. Đó là chính phủ cần:

  • Ưu tiên 1 là cao tốc Bắc Nam
  • Ưu tiên 2 là Long Thành
  • Ưu tiên 3 là đường sắt Bắc Nam

Tiếc. Rất tiếc. Vì nhiều lí do khác nhau. Chính phủ đã bắt đầu quá chậm. Và xôi đổ, mà không có chiến lược mạch lạc.

Chậm còn hơn không. Nếu làm đúng. Nhưng rất tiếc, là cho đến thời điểm này, nó vẫn không đúng.

Vào đúng ngày có kết quả chấm đề xuất kĩ thuật, sàn chứng khoán tím ngắt. Đúng như Đoàn Phú Tứ nói

Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh

Tôi nhận được bản chụp đơn khiếu nại, của đơn vị đứng đầu Liên danh không được công bố kết quả chấm đề xuất kĩ thuật. Liên danh Hoa Lư.

(Tôi picture conference rồi viết tiếp)

Đọc đơn, tôi rất buồn.

  1. Vì sao chính phủ lại để tình trạng này diễn ra.

  2. Vì sao lại lựa chọn phương án đầu tư công đó

  3. Vì sao một Liên danh gần 2 tỷ đô, lại có thể viết một cái đơn tệ đến mức, mà cho tôi 30p, tôi vẫn có thể đưa ra được những lập luận, lẫn chứng cứ hùng hồn hơn, chặt chẽ hơn, cho dù không cần xem hồ sơ mời thầu.

I. Vì sao chính phủ lại để tình trạng đó diễn ra

Không phải đến bây giờ, đầu tư công mới ách tắc. Mà nó đã tắc từ khi bắt anh Thăng.

Không ai dám làm. Không ai dám quyết. Nó y ở bộ tôi xưa, khi sếp Nguyễn Việt Tiến bị tạm giam, sai một dấu phẩy cũng trả lại văn bản. Đến mức mà bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng thời đó, ra trước cuộc họp giao ban còn nói, anh Tiến dù như thế nào, cũng khó quay lại như xưa được nữa, các đồng chí phải thấu hiểu điều đó, để cùng nhau tạo dựng lại.

Anh Thăng hay anh Tiến chỉ là giọt nước tràn ly. Vấn đề là cách nhìn của cơ quan đảng về luật Đầu tư công.

Số liệu thống kê cho thấy, nếu vẽ một biểu đồ giải ngân, lấy 2017-2018 làm mốc, thì nhánh parabol từ đó đến nay rơi về gốc toạ độ (0,0) y như đồ thị đường đạn.

Vì sao lại vậy?

  • Vì vay ODA giảm mạnh,
  • Vì dân tộc kì thị vốn Trung Quốc,
  • Vì đốt lò

ODA giảm, thì các cụ biết rồi, đó là nước ta vượt ngưỡng thu nhập thấp, dẫn đến lãi suất thấp vay ưu đãi không còn. Mà chỉ còn vay thương mại, lãi suất cao, ân hạn thấp, và điều kiện ràng buộc nhiều. STEP của Nhật là ví dụ điển hình.

Dân ta nghe dịch thuận tai là tài trợ, ưu đãi ODA, cứ nghĩ nó cho không. Không phải, nó tài trợ 2 triệu tiền “qui hoạch” thì phải vay 200 triệu. Y các tập đoàn tư nhân rầm rộ tài trợ qui hoạch chục năm đổ lại đây. Nó tài trợ vì đỡ đấu thầu, và qui hoạch cho đúng ý nó, nhanh gọn và không lan man, chứ không có tư nhân nào thừa tiền đi tài trợ qui hoạch đâu. Xí chỗ thôi.

Quốc gia nợ cao, bội chi ngân sách hàng năm lên đến trên dưới 10 tỉ đô, như cơ thể thiếu máu. ODA như tiếp máu cho cơ thể thiếu máu thuộc nhóm cần tiền, để khởi động, đả thông mạch Nhâm mạch Đốc. Không có, tắc hết.

  1. Vốn Trung Quốc

Tôi nghĩ các cụ thôi chửi Hun-Sen đi, mà hãy nhìn cách ông ta đã vì dân tộc ông ta thế nào. Bởi đó là công việc của một nguyên thử.

Ông ta cực kì độc lập trước các cường quốc đã nâng đỡ, tài trợ, hậu thuẫn và tranh giành ông ta. Cuối cùng, sau tranh thủ tất cả, quốc gia vẫn là lựa chọn số 1.

Cách đây gần 9 năm, cùng với việc mạnh lên của mình, TQ đã có sáng kiến và được sự ủng hộ của các Thành viên Sáng lập Dự kiến bao gồm 37 nước trong khu vực và 20 nước ngoài khu vực, 51 trong số đó đã ký Điều khoản Thỏa thuận để hình thành cơ sở pháp lý cho ngân hàng. Các nước có GDP lớn nhưng không phải quốc gia sáng lập là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Canada. Đó là tiền thân của nhà tài trợ AIIB.

Nguyên tắc không khác gì mấy WB, chỉ khác leader. WB Mỹ lead, và AIIB TQ lead. Các quốc gia thành viên đều góp cổ đông. VN có cổ đông ở WB, và mỗi nhiệm kì, đều cử đại diện tham gia quĩ IMF cả.

Hãy nhìn hiệu quả vốn TQ cho đường sắt cao tốc ở Lào, để thấy thứ chúng ta đã và đang lên án Cát Linh Hà Đông là vô minh.

Hãy so sánh vốn Nhật, Đức, Pháp cho các dự án đường sắt hay Mêtro khác, để thấy CL-HĐ là nhanh nhất, phát sinh thấp nhất, và theo đó, hiệu quả cao nhất.

Trò hoa hồng, lobby, mua tận gốc bán tận ngọn, khai thác thặng dư triệt để thuộc địa, Âu châu là ông tổ. Hãy nhớ lấy lời qua.

Quay trở lại vấn đề. Khi WB, ADB hay JICA, là các tổ chức quốc tế bán sĩ vốn đã thành danh từ hàng chục năm trước. Kẻ lâu thì sau thế chiến thứ 2, mà mau cũng mấy chục năm có lẻ. Luật đã hoàn bị, rủi ro đã tính toán hết, và chuẩn mực hoàn bị đến mức, chỉ có khốn nạn thuộc về thằng vay. Ngay cả khi cách đây 16 năm, đồng chí chủ tịch WB Paul Wolfowitz ra đi vì tham nhũng, thì Guidelines của họ vẫn cất cao giọng gáy về minh bạch và tham nhũng để hà lạm quốc gia nghèo cần tiền.

(Paragraph conference continuous)

Còn AIIB thì sao, đó là anh trống choai cần thế giới ghi nhận.

Vốn thừa.
Điều khoản ràng buộc linh hoạt.
Hỗ trợ hết mình.
Và rất cần láng giềng thân thiện.

Cho đến giờ. Người dân Campuchia vẫn chửi chính phủ của họ. Biên giới Việt-Cam vẫn còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Nhưng Hun-Sen vẫn chưa từng từ chối sự hào phóng nào của VN. Tại sao chúng ta lại chối từ. Và việc gì chính phủ phải sợ?

Rõ ràng ai cũng biết. Vay 1 đồng của WB, ADB hay JICA, khốn nạn hơn nhiều so với vay 2 đồng của AIIB. Vậy tại sao không vay?

Là sợ bọn điêu dân ngu tối hàm hồ nó chửi. Còn cắm mặt đi trả nợ Âu, Mỹ nó lại khen và tụng ca thằng chủ nợ cho vay nặng lãi, chứ nó không khen chính phủ 1 câu!

  1. Đốt lò

Thôi, cái này đọc báo.

II. Vì sao lại chọn phương án đầu tư công đó

Để tránh xung đột với điêu dân, để khỏi mang tiếng là thân cận TQ, chính phủ đã lựa chọn con đường quá rủi ro, nhiều hệ luỵ và cực kì mất an toàn trong cân đối nguồn lực quốc gia. Đó là tự cung.

  • Đầu tư Long Thành bằng vốn tự có,
  • Đầu tư cao tốc Bắc Nam bằng vốn tự có.

Có đâu lắm thế? Vậy là tắc!

Nếu sử dụng AIIB như tôi nói, cách đây 4-5 năm, giờ xong lâu rồi.

Quốc gia được kiến thiết. Kinh tế được khơi thông. Mọi thành phần kinh tế được hưởng lợi. Và thi thoảng đỏng đảnh tí còn có đồng quà tấm bánh cho cháu cho con.

Đây không. Mả mẹ bọn … điêu dân.

Chúng ta không có đủ nguồn lực để ôm đồm quá nhiều trọng điểm đầu tư một lúc với tiến độ gấp gáp. Mà chúng ta cần tranh thủ.

Thôi thì thằng nào yêu con bọ, cho bọ giật tạm bọ xây cái nhà cho khang trang, đặng rước dâu!

Nên nhớ rằng, theo nguyên lí Hun Sen, bán hàng cần tranh thủ, thì đi vay cũng cần cạnh tranh. Hãy cho các ông lớn cạnh tranh nhau, để cuốn họ vào cuộc đua giảm lãi suất và các ràng buộc. Thằng A định cho bọ thế, mày định thế nào để bọ còn về khuyên con.

Đây cứ xé lẻ đàm phán, vừa tổn hại nguồn lực quốc gia, vừa bị chủ nợ bắt chẹt. Hết cả đường tháo.

Tôi nói thẳng. Nếu cho tôi chọn, thì vốn AIIB và nhà thầu TQ là ưu tiên số 1, và ở thời điểm này, 100% 2 trọng điểm đầu tư là Long Thành và cao tốc đã xong. Chưa nói là nếu tranh thủ, lươn lẹo một chút, còn không mất đồng vốn đối ứng nào, như bọn Âu Mỹ kia. Để nguồn lực kiến thiết quốc gia, điện đường trường trạm và trang trải giáo dục, an sinh xã hội.

Giờ thì tốt rồi.

III. Vì sao một Liên danh gần 2 tỷ đô, lại có thể viết một cái đơn tệ đến mức, mà cho tôi 30p, tôi vẫn có thể đưa ra được những lập luận, lẫn chứng cứ hùng hồn hơn, chặt chẽ hơn, cho dù không cần xem hồ sơ mời thầu.

(Thôi mai rảnh em viết ạ. Say quá)

IV. Giờ nên thụ đơn thế nào?

(Thôi mai rảnh em viết ạ. Say quá)

Nguồn: Facebook Lê Dũng