Bội số tuần hoàn không khí là gì?

Trong không gian kín, để đảm bảo cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người diễn ra bình thường, chúng ta cần thực hiện trao đổi không khí để loại bỏ các chất độc hại, nhiệt thừa, ẩm thừa và cung cấp oxi cần thiết cho hoạt động của con người. Để xác định được lượng không khí trao đổi trong không gian sử dụng điều hòa không khí đạt chuẩn hay chưa chúng ta dựa vào bội số tuần hoàn không khí. Vậy bội số tuần hoàn không khí là gì, chúng ta cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Bội số tuần hoàn không khí là gì?

Bội số tuần hoàn không khí (hay bội số trao đổi không khí) là số lần thay đổi không khí trong phòng trong 1 h.

Nói 1 cách khác thì bội số trao đổi không khí chính là tỷ lệ giữa lưu lượng không khí cấp vào (hoặc hút ra) và thể tích phòng đó trong 1 h.

2. Cách tính Bội số tuần hoàn không khí

n=L/V , lần/h

Trong đó:

n - Bội số tuần hoàn, lần/h

L - Lưu lượng không khí cần cấp vào phòng, m3/h

V - Thể tích khu vực cần thông gió

Ví dụ: một khu vực có thể tích 60 m3, với lưu lượng lưu thông không khí (cấp vào hoặc hút ra) là 600 m3/h. Thì bội số tuần hoàn sẽ là: n = 600/60 = 10 (lần/h). Nói cách khác cứ 1 h, lượng không khí được cấp hoặc hút sẽ bằng 10 lần lượng không khí có trong phòng.

Trao-doi-khong-khi-trong-nha

3. Cách chọn bội số tuần hoàn không khí

Với mỗi khu vực, theo đặc điểm của khu vực đó có nhiều chất độc hại, bụi, lượng oxi cần cấp,… mà bội số tuần hoàn trao đổi không khí sẽ khác nhau.

Cụ thể theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687-2010 (phụ lục G) ta có bảng sau:

Lưu lượng không khí ngoài (gió tươi) cho các phòng được thông gió cơ khí

4. Cách tính toán thông gió dựa vào Bội số tuần hoàn không khí

  • Ví dụ: Tính thông gió cho nhà vệ sinh có kích thước 5x3x3m

Theo bảng phía trên ta có bội số tuần hoàn của nhà vệ sinh n là 10 lần/h.

Lại có thể tích nhà vệ sinh V = 5x3x3 = 45 m3

Vậy lưu lượng không khí cần thải sẽ là: L = n.V = 10.45 = 450 m3/h

  • Ví dụ: Tính thông gió cho tầng hầm

Tương tự như vậy, bội số trao đổi thông gió tầng hầm theo tiêu chuẩn là 6 lần/h trong trường hợp hút thải bình thường và 9 lần/h trong trường hợp hút sự cố.

Như vậy với tầng hầm có thể tích 10.000m3 thì :

Lưu lượng thông gió = 10.000×6 = 60.000 (m3/h)

Lưu lượng hút khói sự cố = 10.000×9 = 90.000 (m3/h)

Lưu lượng thông gió chính là cơ sở để thiết kế và lựa chọn quạt thông gió cho hệ thống thông gió của nhà ở và công trình.